Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

DIỄN BIẾN GIÁ CẢ MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU

  Theo Platts, kinh tế Trung Quốc - quốc gia sản xuất thép lớn nhất có dấu hiệu được cải thiện như tăng trưởng GDP Quý IV khá hơn. Giá thép của Trung Quốc cải thiện kể từ tháng 8/2015.
  Dự báo thị trường thépTrung Quốc trong nửa đầu năm 2016 sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, dấu hiệu cải thiện này vẫn rất thấp bởi công suất sưr dụng vẫn ờ mức thấp kỷ lục, tồn kho cao.

   Giá nhập khẩu thép các loại tại thị trường Việt Nam có xu hướng tăng trong tháng đầu tiên của năm 2016.
-       Giá phôi nhập khẩu tăng 7 USD/MT ở mức 255 USD/MT đến 260 USD/MT CFR Việt Nam.

-       Riêng phôi Trung Quốc giá ở mức 250 USD/MT đến 255 USD/MT.  Trong bối cảnh hiện tại, nhu cầu xây dựng trong nước tốt và lượng thép dài sản xuất & tiêu thụ vẫn giữ được mức sản lượng khá cao.

Giá phôi Trung Quốc tăng 10 USD/tấn giữ ở mức 250 USD/Tấn đến 255 USD/ĩấn.
  Giá scrap tăng 15usd/mt trong tháng 1/2016
  Các nhà phân phối dự trữ một lượng hàng tồn kho trước kỳ nghỉ Tết Âm lịch.
v' Giá thép thành phẩm có dấu hiệu phục hồi từ sau ngày 20/1/2016 do giá nguyên vật liệu tăng.

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

tình hình sắt thép năm 2016

Theo đơn đề nghị của các doanh nghiệp này, lượng phôi thép nhập vào Việt Nam đã tăng rất nhanh, từ trên 588.000 tấn vào năm 2014 lên trên 1,5 triệu tấn năm 2015.

Việc áp dụng biện pháp tự vệ như vậy sẽ gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành thép?


Tuy nhiên, sau khi Bộ Công thương có quyết định áp thuế tự về, một loạt doanh nghiệp sản xuất trong ngành đã cùng ký tên trong một kiến nghị gửi tới Thủ tướng, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đề nghị không áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép. Các doanh nghiệp này cho rằng việc áp dụng biện pháp tự vệ như vậy sẽ gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành thép.

Ngày 15/2, trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, trong bất kỳ một vụ việc điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nào trên thế giới (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) cũng như ở Việt Nam đều sẽ dẫn đến việc xung đột lợi ích giữa các bên.

Trong đó các bên được hưởng lợi là nhà sản xuất trong nước và các ngành công nghiệp thượng nguồn, đồng thời có các bên chịu thiệt hại là nhà nhập khẩu và người tiêu dùng hoặc các ngành công nghiệp hạ nguồn. Đó là lý do các nước đều cân nhắc lợi ích kinh tế xã hội chung khi quyết định áp dụng một biện pháp phòng vệ thương mại nói chung và tự vệ nói riêng.

Vị lãnh đạo ngành Công thương cũng cho rằng, pháp luật về việc điều tra và áp dụng các biện pháp tự vệ của cả WTO và Việt Nam đều đã đầy đủ, minh bạch và quy định chặt chẽ những điều kiện, quy trình để có thể áp dụng các biện pháp này. Theo đó, khi các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, chứng minh được các dấu hiệu về nhập khẩu gia tăng đột biến dẫn đến thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước thì Bộ Công Thương phải thụ lý hồ sơ và ra quyết định tiến hành điều tra.

Hiện nay vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra và Bộ Công Thương khẳng định mọi quy trình, thủ tục điều tra đều được tiến hành công khai, mình bạch và tuân thủ đúng quy định của WTO cũng như pháp luật Việt Nam.


"Bộ Công Thương luôn ghi nhận mọi ý kiến bình luận, kiến nghị của các bên liên quan và tạo cơ hội cho các bên liên quan được trình bày quan điểm của mình về vụ việc. Do đó, ý kiến phản đối việc áp dụng biện pháp tự vệ với phôi thép của 6 doanh nghiệp trong nước đã được Bộ Công Thương ghi nhận và sẽ thể hiện trong nội dung kết luận điều tra", Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết.